Đạp xe đạp được xem như một bộ môn thể thao góp phần cải thiện sức khoẻ. Vậy một số người mắc bệnh lý về cơ xương khớp có nên đạp xe không? Hay hiểu cách khác hơn, đạp xe giúp cải thiện cơ xương khớp như thế nào? Tâm Đức cycle xin mời quý anh chị và các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
|
Đạp xe giúp cải thiện xương khớp như thế nào?
Quá trình vận động, đạp xe đạp đúng cách mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh về xương khớp. Cụ thể:
- Nâng cao, thúc đẩy quá trình lưu thông máu nhờ quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng đến các quan giúp các khớp xương nhận đầy đủ mọi dưỡng chất thiết yếu.
- Mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái, vui vẻ cho người bệnh. Giảm hiện tượng căng thẳng thần kinh dẫn tới việc đau nhức các khớp.
- Ngăn chặn tình trạng béo phì, thừa cân và giảm hàm lượng Cholesterol xấu tồn tại trong khớp, mang đến vóc dáng đẹp.
- Hạn chế và giảm áp lực lên hệ thống xương khớp và tăng cường sức mạnh cho cơ.
- Nâng cao sự đàn hồi, dẻo dai, linh hoạt cho ổ khớp và kích thích khả năng vận động của khớp, tăng cường sức mạnh các khối cơ.
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng đi kèm với hiện tượng đau khớp gối.
- Cải thiện sức khỏe, hạn chế các bệnh như huyết áp, thiếu máu não, tim mạch hay nhiều bệnh nguy hiểm khác
Một số lưu ý khi đạp xe với người bệnh xương khớp
Theo chia sẻ từ nhiều bác sĩ trong ngành, người bị bệnh xương khớp hoàn toàn có thể đi xe đạp nếu biết cách rèn luyện đúng khoa học. Việc đạp xe thường xuyên giúp kích thích khớp xương tiết ra hoạt chất bôi trơn, tăng sản sinh chất nhờn tốt cho việc phục hồi. Tuy nhiên bạn cần điều chỉnh cường độ, tốc độ đạp xe phù hợp với sức khỏe bản thân và cần quan tâm đến một số lưu ý sau đây:
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện: Tùy vào tình hình sức khoẻ, bệnh lý gì mà chúng ta cân nhắc có nên đạp xe để cải thiện sức khỏe không. Nên tốt nhất cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.
Chuẩn bị kỹ trước khi đạp xe:
Trước khi bắt đầu quá trình đi xe đạp bước chuẩn bị là tất yếu. Nhưng đối với người có bệnh lý về xương khớp cần cẩn thận và phải có sự chuẩn bị chu đáo hơn:
- Lựa chọn giày thể thao mềm, kích thước vừa chân, không chọn giày quá rộng hay quá chật
- Chọn quần áo tập thoải mái, ưu tiên chất cotton mát, thấm hút mồ hôi. Không mặc bộ quá cứng, quá chật bó làm hạn chế quá trình máu lưu thông
- Vận động, thư giãn cơ thể từ 10-15 phút trước khi bắt đầu tập luyện
- Tâm trạng luôn thoải mái, thả lỏng trước giờ đạp xe
- Mang theo đủ nước, thuốc với những người bị bệnh tim phòng trừ trường hợp lên cơn đau tim đột ngột
- Đạp xe đúng tư thế, lưng thẳng, vai thả lỏng. Lực đạp cần được phân phối đều, không dồn áp lực lên bất cứ vùng khớp nào trên cơ thể.
- Lựa chọn thời điểm đạp xe hợp lý
Trong quá trình đạp xe:
Khi bắt đầu đi xe đạp, người bên nên đạp xe chậm rãi trong khoảng thời gian từ 5 - 7 phút để khởi động. Nó sẽ hỗ trợ các khớp xương của bạn quen dần với bài tập. Sau đó, bạn hãy tăng dần cường độ tập luyện.
Đối với những người bệnh đau xương khớp, không nên đi xe đạp với tốc độ quá nhanh, hãy di chuyển chậm rãi, vừa phải. Nó sẽ giúp bạn tránh những cơn đau tái phát và hạn chế ảnh hưởng tới vùng khớp bị viêm.
Để có thêm hình ảnh và thông tin, vui lòng kết bạn Zalo với phòng kinh doanh xưởng xe đạp Tâm Đức:
Mr. Tuấn: 0934 091 487
Mr. Phúc: 0932 419 373
Mr. Vinh 0707 045 310
Mr Phú: 0932740222
Ms Trinh: 0903 168 790
Ms Tâm: 038 274 0183
Mr Lương: 0935 593 951
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Tâm Đức Cycles - TDT Technology LTD
Hotline : 0935 593 951 | Email : tamducbike@gmail.com
Website: Shopxetot.com - xuongxetamduc.com
Fanpage Facebook: Tâm Đức Cycles
Địa Chỉ : 33 Cầu Xéo, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số tài khoản thanh toán/đặt hàng: 2554647 Ngân hàng Á châu (ACB ), chủ tài khoản Nguyễn Đình Đức
Tổng lượt bình luận: - Tổng lượt trả lời: